Tất cả các mặt hàng được đưa ra thị trường để tiêu thụ đều cần đến bao bì để đóng gói, bảo quản. Vậy, chức năng của bao bì là gì, có những loại bao bì nào phổ biến, chất liệu làm bao bì sản phẩm là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bao bì sản phẩm là gì?
Bao bì sản phẩm là thứ không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Các mặt hàng khi được đóng gói cẩn thận trong bao bì túi giấy sẽ giúp cho hàng hóa được bảo quản không bị hư hỏng, vừa có tác dụng nâng cao giá trị cho sản phẩm và đưa thương hiệu sản xuất, kinh doanh tiếp cận gần hơn với khách hàng
Bao bì sản phẩm là gì?
Chức năng của bao bì sản phẩm
Bao bì dùng để đóng gói hàng hóa, sản phẩm có nhiều chức năng khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo một vài chức năng của bao bì cụ thể như sau:
Vì là yếu tố đầu tiên và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người tiêu dùng. Những mẫu bao bì sản phẩm có chức năng thu hút sự chú ý của người dùng dành cho sản phẩm
Những chiếc bao bì sản phẩm giúp bảo quản cho hàng hóa, sản phẩm không bị hư hỏng, thời gian bảo quản được lâu hơn, tránh khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài.
Hàng hóa khi được đóng gói cẩn thận, gọn gàng vào bao bì sẽ giúp cho quá trình sắp, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Những chiếc bao bì sản phẩm khi dùng để đóng gói hàng hóa cũng được in ấn đầy đủ những thông tin cần thiết. Khi bán ra thị trường, người tiêu dùng sẽ dựa vào thông tin trên bao bì để lựa chọn, đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không.
Một chức năng của bao bì không thể không kể đến là hỗ trợ quảng bá cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên phổ biến và được biết đến nhiều hơn trên thị trường. Góp phần giúp cho công việc kinh doanh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bao bì sản phẩm được làm từ chất liệu gì?
Có rất nhiều loại chất liệu có thể dùng để làm bao bì đóng gói hàng hóa, sản phẩm. Trong những loại chất liệu da dạng dó, một vài loại được lựa chọn và sử dụng phổ biến để làm bao bì sản phẩm như là:
Bao bì sản phẩm được làm từ chất liệu gì?
Bao bì sản phẩm bằng chất liệu dạng cứng: Một số chất liệu dạng cứng thường được dùng để làm bao bì đóng gói, chứa đựng sản phẩm như: Gốm sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, gỗ…
Bao bì đóng gói sản phẩm bằng chất liệu mềm: Một số chất liệu dạng mềm thường được dùng để làm bao bì đóng gói sản phẩm như: Bao bì Nilon, bao bì giấy, các loại màng trùng hợp…
Khi lựa chọn chất liệu để làm bao bì đóng gói sản phẩm. Khách hàng nên dựa vào nhu cầu sử dụng, sản phẩm cần đóng gói là gì để chọn đúng loại chất liệu phù hợp.
Phân loại bao bì sản phẩm
Các loại bao bì cho sản phẩm
Bao bì sản phẩm thường được phân loại căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: Vai trò của bao bì trong lưu thông hàng hóa, số lần sử dụng bao bì, khả năng chịu lực của sản phẩm, tính chuyên môn hóa hay vật liệu chế tạo…
Phân loại bao bì sản phẩm
Phân loại bao bì sản phẩm dựa vào vai trò lưu thông
Căn cứ vào vai trò trong lưu thông hàng hóa, bao bì được phân thành 3 loại chính như sau:
Bao bì thương phẩm: Chức năng của bao bì thương phẩm là dùng để đóng gói trực tiếp sản phẩm, bảo vệ sản phẩm tránh bị ẩm mốc, lẫn lộn với các mùi vị khác
Bao bì vận chuyển: Đây là loại bao bì được sản xuất với tác dụng chính dùng để đóng gói, vận chuyển hàng hóa từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm
Bao bì lót: Là loại bao bì thường dùng để lót giữa bao bì thương phẩm với bao bì ngoài để bảo vệ cho sản phẩm
Phân loại bao bì sản phẩm dựa vào số lần sử dụng
Dựa vào số lần sử dụng, bao bì sản phẩm được chia làm 2 loại là:
Bao bì sản phẩm sử dụng một lần
Bao bì sản phẩm sử dụng nhiều lần
Phân loại bao bì sản phẩm dựa vào tính chịu lực
Dự vào tính chịu lực, bao bì sản phẩm được phân thành 3 loại:
Bao bì cứng: Chịu được lực tốt và không bị biến dạng
Bao bì sản phẩm mềm: Là những loại bao bì dễ bị biến dạng khi bị tác động lực
Bao bì sản phẩm nửa cứng: Đây là loại bao bì có độ bền vừa phải để bảo vệ sản phẩm được đóng gói bên trong. Tuy nhiên vẫn có thể bị biến dạng khi bị tác động lực mạnh
Phân loại bao bì sản phẩm dựa vào chất liệu sử dụng
Phân loại bao bì dựa vào chất liệu sử dụng
Dựa vào chất liệu sử dụng, bao bì sản phẩm được phân thành một số loại như:
Phân loại bao bì sản phẩm dựa vào chất liệu sử dụng
Bao bì giấy: Là những mẫu bao bì đóng gói sản phẩm được làm từ chất liệu giấy. Một số loại giấy thông dụng để làm bao bì sản phẩm như: Giấy Couche, giấy Duplex, giấy Ivory, giấy carton…
Bao bì nilon: Là những mẫu bao bì được in ấn, tạo nên từ chất liệu nilon. Chất liệu này có tác dụng bảo quản hàng hóa, sản phẩm khỏi những tác động của các tác nhân từ môi trường rất tốt.
Bao bì nhựa, thủy tinh: Bao bì nhựa, thủy tinh thường được sử dụng nhiều để đóng gói thực phẩm, nước uống đóng chai là chủ yếu. Hàng hóa, sản phẩm được đóng gói trong những chất liệu này có tính thẩm mỹ rất cao, thu hút được sự quan tâm, tin dùng của nhiều người tiêu dùng.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bao bì sản phẩm và chức năng của bao bì. Mong rằng những thông tin Trường Thịnh Technology đem đến sẽ có ích cho bạn.
Cần hỗ trợ tư vấn về Máy đóng gói cho sản phẩm của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí!
Máy đóng gói rót, hàn, tạo bao tại chỗ kiểu thẳng đứng (Vertical form fill seal – VFFS) ngày nay được sử dụng khá rộng rãi trong mọi lĩnh vực công nghiệp, do các nguyên nhân chính sau: Giải pháp đóng gói nhanh và kinh tế; tiết kiệm không gian sàn nhà xưởng.
Bất cứ khi nào bạn có một máy đóng gói mới hay một dây chuyền đồng bộ, bạn luôn muốn biết nó hoạt động như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi tập trung nói về máy đóng gói rót, hàn, tạo bao tại chỗ kiểu thẳng đứng (VFFS) chuyển quận màng túi thành túi sản phẩm ra sao.
Với thao tác đơn giản, máy đóng gói đứng bắt đầu từ cuộn màng lớn, tạo hình bao, rót sản phẩm, hàn kín, tất cả đều theo chiều thẳng đứng, với nhiều tốc độ đóng gói khác nhau phù hợp với mọi yêu cầu. Nhưng còn nhiều điều hơn thế.
1/ Tháo cuộn và vận chuyển màng.
Máy đóng gói đứng sử dụng vật liệu màng đơn được cuộn quanh lõi, thường được gọi là rollstock (cuộn nguyên liệu). Vật liệu tạo túi có độ dài liên tục – cuộn màng. Vật liệu này có rất nhiều loại như: tấm polyethylene, cellophane, tấm màng nhôm hoặc giấy. Cuộn màng bọc được đặt trên hệ trục quay phía sau máy.
Khi máy đóng gói VFFS làm việc, màng được kéo ra khỏi cuộn bằng đai kéo màng. Đai này được đặt hai bên ống tạo túi, phía trước máy. Đây là phương pháp kéo màng phổ biến nhất hiện nay. Cũng có một vài kiểu máy sử dụng chính tay hàn để kẹp và kéo màng xuống, chuyển nó qua máy đóng gói mà không cần dây đai.
Một lựa chọn khác là dùng bánh xe tháo cuộn tì trên mặt với mô tơ rời có tác dụng như 2 đai chuyển màng. Cơ cấu này tăng cường quá trình tháo cuộn, đặc biệt với cuộn nặng.
2/ Kéo căng màng.
Trong quá trình tháo cuộn, màng được dỡ khỏi cuộn đi qua tay dẫn (dancer) gồm một hệ con lăn trọng lực (nặng) đặt phía sau máy. Hệ tay dẫn này gồm nhiều con lăn. Khi màng chuyển động, hệ con lăn này di chuyển lên xuống để kéo căng màng. Thao tác này giữ cho màng không bị lệch hướng.
3/ Công đoạn in (tùy chọn).
Sau công đoạn kéo căng, màng được chuyển qua máy in (nếu có trang bị thêm). Máy in có thể là loại in nhiệt hoặc in phun / Máy in Laser. Máy in sẽ in lên màng các số liệu ngày tháng/ mã sản phẩm, hoặc in các dáu hiệu đăng kí, hình ảnh hoặc logo.
4/ Xác định đường đi và vị trí màng.
Ngay khi màng được kéo qua phía dưới máy in, nó được chuyển tới mắt quang. Cảm biến sẽ phát hiện mốc định vị được in trên màng, điều khiển đai kéo màng xuống, ốp sát với ống tạo hình. Cảm biến giữ cho màng được đặt đúng vị trí, và như vậy màng sẽ được cắt ở điểm phù hợp.
Tiếp theo, màng được kéo qua cảm biến đường đi. Cảm biến này xác định vị trí màng khi nó đang chuyển máy đóng gói. Nếu cảm biến phát hiện thấy mép của màng lệch khỏi vị trí thông thường, tín hiệu được tạo ra và truyền đến bộ phận điều khiển. Điều này làm cho toàn bộ hệ thống dẫn màng dịch chuyển sang phía này hoặc phía khác để đưa mép màng về đúng vị trí.
5/ Tạo hình vỏ bao.
Từ đây, màng được đưa vào tổ hợp ống tạo hình. Khi vào tới vành đai trên đỉnh ống tạo hình, màng bị gập xuống bọc xung quanh ống và kết quả cuối cùng hai mép theo chiều dài màng chồng mí với nhau. Điều này là bắt đầu quá trình tạo vỏ bao.
Ống tạo hình có thể cài đặt để tạo ra mối hàn kiểu chồng mí (lap seal) hay hàn ghép sườn (fin seal). Kiểu hàn chồng mí là ghép chồng hai mép ngoài của màng và tạo ra túi phẳng, trong khi đó hàn xườn ghép mặt trong của hai mép màng tạo đai hàn giống vây cá. Nói chung, kiểu hàn chồng mí thẩm mỹ và tiết kiệm vật liệu hơn.
Một thiết bị ghi mã quay được đặt gần phía vành đỉnh ống tạo hình. Bánh xe ghi mã tỳ vào màng và khi màng chuyển đông sẽ làm quay bánh xe. Một xung được tạo ra đối với mỗi độ dài di chuyến, và xung này được chuyển đến thiết bị điều khiển lập trình logic (PLC- programmable logic contronlar). Chiều dài túi được cài đặt trên màn hình điều khiển (HMI- human machine interface) dưới dạng số đến khi đạt tới độ dài cài đặt, sự chuyển động của màng sẽ dừng lại (chỉ đối với máy chuyển động ngắt quãng, còn với loại máy chuển động liên tục sẽ không dừng).
Màng được kéo xuống bằng hai mô tơ bánh răng mà dẫn động dây đai ma xát đặt ở hai bên ống tạo hình. Đai kéo sử dụng hút chân không có thể thay thế cho đai kéo ma sát, nếu muốn. Đai ma sát được khuyên cho các sản phẩm bụi do nó ít bị trượt hơn.
6/ Rót sản phẩm và hàn.
Lúc này, màng sẽ tạm dừng trong thời gian ngắn, (đối với máy chuyển động ngắt quãng). Bhw vậy túi vừa được tạo hình sẽ được hàn theo chiều đứng. Thanh hàn đứng được nung nóng và di chuyên ép mép chồng mí của màng túi liên kết chúng lại với nhau.
Đối với loại máy chuyển động liên tục, cơ cấu hàn trục đứng vẫn tiếp xúc liên tục với màng, như vậy, không cần dừng để hàn màng.
Tiếp theo, bộ tay hàn ngang sẽ ép vào tạo ra mối hàn ngang phần trên của túi này và phần đáy của túi tiếp theo. Đối với loại máy đóng gói VFFS chuyển động ngắt quãng, màng sẽ dừng lại để tiếp nhận tay hàn ngang chỉ hoạt động đón mở. Còn đối với loại máy chuyển động liên tục, tay hàn ngang phải chuyển động lên xuống và đóng mở để tạo mối hàn khi màng vẫn chuyển động. Một số máy hoạt động liên tục được trang bị thêm hai bộ tay hàn để tăng tốc độ.
Một lựa chon khác cho bộ “hàn nguội” là sử dụng siêu âm, thường được áp dụng cho các sản phẩm nhậy cảm với nhiệt. Hàn siêu âm sử dụng sự dao động để tạo ra ma sát ở mức độ phân tử và chỉ sinh ra nhiệt ở khu vực màng tiếp xúc.
Khi tay hàn đóng lại, sản phẩm cần đóng gói được rót vào khoảng rỗng bên trong ống tạo hình và đổ đầy vào bao. Các thiết bị rót như: cân nhiều đầu hay phễu rót trục xoắn chụi trách nhiệm định lượng chính xác, nhả ra từng lượng đã cân và rót sản phẩm vào từng bao.
Bộ phận rót này không bao gồm trong phần tiêu chuẩn của máy đóng gói VFFDS và phải đặt hàng thêm. Hầu hết các thương gia đều tích hợp bộ phận rót định lượng trong dây truyền sản xuất của mình.
7/ Xả bao sản phẩm.
Sau khi sản phẩm được rót vào bao, lưỡi dao sắc trên tay hàn nhiệt sẽ tiến vào, cắt đứt bao. Tay hàn mở ra và bao rơi xuống. Đây là cuối một chu trình của máy đóng bao VFFDS. Tùy thuộc vào kiểu máy và loại bao, thiết bị VFFDS có thể thực hiện từ 30 đến 300 chu trình như thế trong 1 phút.
Túi đã hoàn thiện sau đó được xả ra khỏi máy đi vào giỏ đựng hoặc được đưa vào băng chuyền và có thể được chuyển đên công đoạn tiếp theo như: kiểm tra khối lượng, máy soi X quang ,thiết bị đóng thùng.
Tại Trường Thịnh, chúng tôi cung các giải pháp máy đóng gói đa dạng, phong phú và chất lượng uy tín. Quý Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ để được tư vấn các dòng máy đóng gói phù hợp với ứng dụng và sản phẩm của mình!
Máy nén khí là gì? khi tìm hiểu về máy nén khí, chúng ta thường chú trọng đến những chi tiết như chất lượng, xuất xứ và các thông số cơ bản. Đây là các yếu tố quan trọng giúp bạn mua được một chiếc máy nén khí phù hợp với mục đích sử dụng và công việc chuyên môn. Sau đây, Trường Thịnh chia sẻ đến bạn tổng quan về các thông số cơ bản của máy nén khí và giúp bạn hiểu rõ hơn.
Hình ảnh máy nén khí công nghiệp
Khái niệm máy nén khí là gì?
Máy nén khí là một loại máy bao gồm các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất của chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Máy nén khí được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nó góp mặt khá nhiều trong các hoạt động sống của con người.
Cấu tạo máy nén khí trục vít
Van hút máy nén khí: trong cấu tạo máy nén khí van hút máy nén khí là một chiếc van lớn có chức năng điều chỉnh lưu lượng khí đầu ra của máy nén. Điều này được thực hiện bằng cách mở và đóng lượng khí được hút vào máy nén.
Cụm đầu nén: trong cấu tạo máy nén khí trục vít thì cụm đầu nén được coi là trái tim của máy nén khí vì cụm đầu nén của máy nén khí là nơi thực hiện các hoạt động nén khí.
Van một chiều: van một chiều máy nén khí trục vít có chức năng ngăn chặn lưu lượng khí và dầu bị trào ngược ra ngoài và chạy đến cụm đầu nén khí làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của máy nén khí.
Van chặn dầu: đúng với tên gọi của nó van chặn dầu là bộ phận thực hiện công việc ngăn chặn sự tràn dầu sang mô tơ của máy nén khí khi đang hoạt động.
Bình chứ dầu: bình chứa dầu có chức năng chứa dầu trong máy nén khí và bơm vào các bộ phận cần thiết khi máy nén khí hoạt động.
Lọc tách dầu: bộ phận lọc tách dầu không phải là bộ phân có mặt trong tất cả các loại máy nén khí trục vít mà đối với máy nén khí trục vít không dầu sẽ không có bộ phận này. Lọc tách dầu máy nén khí có chức năng lọc dầu ra khỏi khí nén thoát ra ngoài vì khi hoạt động cần một lượng dầu được bơm vào đầu nén sau đó bộ lọc tách dầu này sẽ lọc dầu ra khỏi đầu nén khi khí thoát ra ngoài.
Đường hồi dầu: chức năng của bộ phận hồi dầu của máy nén khí trong cấu tạo máy nén khí có chức năng thực hiện hút lại dầu còn đọng lại dưới đáy của bộ lọc tách dầu.
Van áp suất tối thiểu: chức năng chính của bộ phận van áp suất tối thiệu là duy trì áp suất tối thiểu trong bình dầu, ngăn không khí ra khỏi máy nén ở tốc độ cao và áp suất thấp khi máy nén khí chuyển từ chế không không tải sang có tải. Còn một chức năng nữa của van tối thiểu là giữ cho khí từ hệ thống khí nén quay ngược lại máy nén khí khi máy nén khí đã dừng hoạt động.
Van hằng nhiệt: hay còn được gọi là van nhiệt dầu có chức năng điều tiết lượng dầu bơm vào két làm mát máy nén khí.
Lọc dầu: lọc dầu có chức năng lọc sạch bủi bẩn và tạp chất có trong dầu máy nén khí.
Két giải nhiệt khí, giải nhiệt dầu: két giải nhiệt khí trong cấu tạo máy nén khí có chức năng làm mát không khí nén trước khí khí thoát ra ngoài máy nén khí. Còn đối với bộ giải nhiệt dầu thì có chức năng làm mát dầu trước khi bơm dầu sử dụng.
Van xả nước ngưng tụ: van xả nước ngưng tụ trong cấu tạo máy nén khí có chức năng tháo hết nước đã ngưng tụ từ hơi nước thoát ra ngoài máy nén khí.
Mô tơ điện và coupling: đa phần các loại máy nén khí trục vít đều sử dụng mô tơ điện 3 pha chức năng của bộ phận này là thực hiện cung cấp điện vào máy nén khí thực hiện chuyển đổi điện năng thành động năng để nén khí vào bình khí.
Van điện từ: van điện từ thực hiện mở tải và đóng tải máy nén khí.
Van xả xì: van xả xì có chức năng khi bạn muốn xả bớt khí trong máy nén khí của bạn thì thực hiện mở van này cho khí thoát ra.
Quạt làm mát và mô tơ: quạt làm mát có chức năng làm mát động cơ may nén khí khi hoạt động tránh làm hỏng động cơ cho máy nén khí.
Van an toàn: van an toàn cũng đóng một chức năng vô cùng quan trọng trong cấu tạo máy nén khí vì khi áp suất máy nén khí nếu như tăng đến mức quá cao sẽ gây nổ bình khí thế nhưng van an toàn này sẽ là quyết định độ an toàn của bình khí vì van an toàn sẽ được cài đặt ở một áp suất an toàn khi áp suất máy nén khí đạt tới mốc đó thì máy nén khí sẽ ngừng nén khí.
Cảm biến áp suất: cảm biến áp suất máy nén khí có chức năng điều khiển máy nén khí làm sao cho hoạt động trong đúng dải tần cho phép.
Cảm biến nhiệt độ: với cảm biến nhiệt độ thì chức năng là đảm bảo nhiệt độ máy nén khí ở mức an toàn khi vượt mực này thì bộ cảm biến sẽ đưa ra cảnh báo.
Cảm biến quá dòng, quá tải: cũng giống như cảm biến nhiệt độ thì cảm biến dòng, quá tải thì cũng sẽ thông báo đến bộ điều khiển bật chức năng bảo vệ máy nén khí khi có sự quá tải hoạt động.
Lọc sơ cấp máy nén khí: đúng với tên gọi sơ cấp là đầu tiên hay là ban đầu thì bộ lọc sơ cấp là bộ lọc khí đầu tiên khi không khí được đưa vào máy nén khí. Bộ lọc này có chức năng lọc bụi bẩn và đất cát khi dưa khí vào máy nén khí.
Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý cơ bản nào?
Nguyên lý Turbo
Nguyên lý Turbo hay còn được gọi là nguyên lý dạng quay kiểu hở được sử dụng động cơ có cánh quạt quay với tốc độ cao và công suất lớn đển tạo ra dòng khí nén có áp lực lớn.
Nguyên lý thay đổi thể tích
Máy nén không khí được chia làm 2 loại là kiểu quay và chuyển động tịnh tiến. Sự thay đổi thể tích của không khí của thiết bị nén khí được dẫn vào buồng chứa. Khi đó, áp suất buồng chứa sẽ tăng lên và thể tích buồng chứa nhỏ lại.
Nguyên lý động năng
Khi không khí được dẫn vào buồng chứa thì động năng bánh dẫn tạo ra áp suất khí nén. Nguyên lý động năng vận hành để tạo ra công suất và lưu lượng khí nén lớn. Hiện nay, máy nén khí ly tâm, đối lưu và dòng máy nén khí hỗn hợp vận hành theo nguyên lý hoạt động của động năng.
Ứng dụng của máy nén khí
Máy nén khí có rất nhiều công dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:
Ngành bảo dưỡng xe: Máy nén khí được sử dụng để vệ sinh xe, làm sạch bụi bẩn, dùng khí nén làm khô xe hay là bơm lốp xe,..
Ngành y tế: Cung cấp oxy để đẩy nhanh quá trình sấy khô các nguyên vật liệu y tế, các thiết bị y tế, hoặc dùng để phun rửa vỏ thuốc.
Ngành công nghiệp: khí nén có động lực rất mạnh có thể làm hoạt động các thiết bị dùng khí, dùng để thăm dò độ sâu trong việc khai thác khoáng sản hoặc thăm dò biển.
Nhóm ngành chế tạo: Thiết bị nâng khí nén dùng để cẩu hàng, áp lực tác động lên súng phun sơn, điều khiển các thiết bị tự động hóa (ví dụ: robot,..), sản xuất các bao bì chân không để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, vệ sinh làm sạch bụi.
Nên mua máy nén khí ở đâu?
Trường Thịnh tự tin là đơn vị cung cấp máy nén khí uy tín hàng đầu. Được thành lập bởi các thành viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, cũng như được hỗ trợ từ nhà cung cấp nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn để có thể mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Vì thế trong suốt nhiều năm qua, chúng tôi đã liên tục phát triển mặc dù thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chúng tôi cũng rất tự hào được nhiều nhà sản xuất uy tín nổi tiếng thế giới chọn làm đại diện phân phối và đạt thành tích tốt trong việc mở rộng và tăng trưởng thị phần hàng năm nên giữ vững được quyền làm đại lý suốt nhiều năm liền. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và đặt mua hàng
Hãy liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp cho hệ thống máy nén khí công nghiệp của bạn!
Bạn có biết,trong không khí chúng ta hít thở, ni-tơ chiếm nhiều nhất. Trong đó không khí bao gồm 78% ni-tơ, 21% oxy và 1% các loại khí khác. Mặc dù cơ thể con người không sử dụng khí ni-tơ nhưng chúng rất có ích và được sử dụng phổ biến trong một số ngành công nghiệp. Nói cách khác, luôn có sẵn một nguồn ni-tơ không giới hạn, đạt được độ tinh khiết mong muốn cho phép bạn sử dụng
Một số ngành công nghiệp sử dụng khí Nito tinh khiết
Ứng dụng của khí Nito trong các ngành công nghiệp
Sấy khô thực phẩm và vật liệu
Ví dụ, đường ống và nhà máy có chứa nước ngưng tụ cần phải được làm khô trước khi vận hành thử. Về vấn đề này, sấy nitơ cung cấp một giải pháp phù hợp vì có thể đạt được nhiệt độ sấy cao hơn so với làm khô bằng không khí thông thường. Nitơ môi trường nhiệt giúp rút ngắn thời gian làm nóng và sấy khô, do đó tăng năng suất cây trồng.
Sấy UV thường được sử dụng để tăng tốc độ khô và polyme hóa của sơn, sơn mài, nhựa và chất kết dính. Đèn UV đảm bảo quá trình làm khô và đóng rắn tiết kiệm thời gian về mặt này. Tiến hành quá trình này trong môi trường nitơ có nhiều ưu điểm. Điều này làm giảm việc sử dụng các chất quang hóa đắt tiền (hóa chất xử lý bức xạ) và cũng kéo dài tuổi thọ của đèn UV được sử dụng.Với máy phát nitơ của mình, chúng tôi cung cấp các giải pháp chất lượng cao để sản xuất nitơ cố định và di động cho các ứng dụng khác nhau, bao gồm cả các yêu cầu khối lượng thấp.
Làm phân đạm để tăng năng suất nông nghiệp
Nitơ là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với tất cả các loại cây trồng. Điều này cho phép chúng hấp thụ nitơ và chuyển hóa nó thành protein thực vật, rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Không có đạm thì cây trồng không thể phát triển ngay từ đầu. Yếu tố quyết định trong vấn đề này là nhu cầu sử dụng nitơ. Nitơ được sản xuất nhân tạo thường được sử dụng trong sản xuất trồng trọt. Ví dụ, nếu không có đủ nitơ tự nhiên trong đất, lượng nitơ này được sử dụng để bù đắp. Ví dụ, sự phát triển của ngũ cốc và rau quả có thể được thúc đẩy cụ thể với nitơ theo cách này.
Thành phần của đất ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của nitơ. Hoạt động của vi khuẩn cũng vậy. Có thể cải thiện năng suất và chất lượng tối ưu ở bất kỳ vị trí nào.
Thuốc lá mở rộng cũng được sản xuất bằng một quá trình hóa lý liên quan đến nitơ. Loại này có khối lượng lớn hơn so với thuốc lá bình thường. Nitơ có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất và chất lượng của thuốc lá. Nếu không có đủ nitơ, điều này sẽ làm giảm năng suất và dẫn đến thuốc lá nhạt, mịn.
Nito dùng trong cắt laser
Cắt laser được sử dụng để cắt qua nhiều loại vật liệu như kim loại. Cắt laser là một phương pháp thích hợp đặc biệt khi yêu cầu độ chính xác hoặc tốc độ cao. Trong bối cảnh này, nitơ đóng vai trò là khí phụ hoặc khí cắt được thổi qua kerf ở áp suất cao. Là một khí trơ, nitơ không phản ứng với kim loại nóng chảy và ngăn lưỡi cắt tiếp xúc với oxy. Điều này ngăn ngừa quá trình oxy hóa và hình thành rỉ sét ở các cạnh cắt và cũng cải thiện chất lượng kerf.
Ứng dụng của Khí Ni tơ trong cắt Laser
Bảo quản thực phẩm
Nitơ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp thực phẩm. Cần tránh tiếp xúc với oxy trong các bước sản xuất khác nhau trong sản xuất đồ uống như nước hoa quả và bia. Trong bối cảnh này, có nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật cũng như các phản ứng oxy hóa và enzym. Điều này có thể dẫn đến giảm chất lượng hoặc làm hỏng đồ uống. Bằng cách tẩy trắng các bể chứa và sản xuất bằng nitơ, nguy cơ này có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ. Sau khi làm rỗng các bể chứa và trước khi nạp lại, các bể chứa cũng được rửa sạch bằng nitơ và khử trùng (được gọi là xả rửa không gian đầu).
Bảo quản tăng thời HSD trong đóng gói thực phẩm
Bao bì thực phẩm cũng thường được làm trong điều kiện có khí che chắn. Điều này giúp tăng độ bền cho quá trình vận chuyển và kéo dài thời gian sử dụng theo ngày tháng. Bao bì trong môi trường nitơ biến đổi giữ cho thực phẩm tươi và bền lâu hơn mà không cần bổ sung chất bảo quản. Phương pháp MAP này chủ yếu được sử dụng cho các loại thực phẩm nhạy cảm với oxy như thịt, cá, các loại hạt, sữa chua, pho mát, mì ống, bánh mì, salad và rau.
Trong công nghiệp dầu khí
Nitơ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trong ngành dầu khí để ngăn ngừa các nguy cơ cháy nổ – cả trên bờ và ngoài khơi.
Ví dụ, nitơ được sử dụng để xả vào khoang chứa dầu trong các nhà máy lọc dầu hoặc tàu chở dầu. Nếu dầu được lấy ra khỏi các két chứa, mức dầu trong két sẽ giảm xuống. Đồng thời, khoang đầu trong thùng dầu cần được làm trơ bằng N2. Là một khí trơ, nitơ rất trơ và thay thế bất kỳ oxy nào có mặt. Điều này tránh các phản ứng hóa học có thể gây ra hỏa hoạn. Khi dầu được chứa trong bể, xỉ sẽ lắng xuống đáy bể theo thời gian. Xe tăng do đó mất tác dụng. Két dầu được làm sạch thường xuyên vì lý do này. Để đạt được mục đích này, các bể chứa được xả sạch và thổi khí nitơ ra ngoài để tránh các phản ứng gây viêm giữa cặn dầu và chất làm sạch.
Các nhà máy lọc dầu và khí đốt và tàu chở dầu có mạng lưới đường ống rộng khắp. Các đường ống không sử dụng tiếp tục được làm trơ với nitơ và được thử nghiệm ở các áp suất khác nhau. Bằng cách này, các thiệt hại và tổn thất sản xuất có thể được ngăn chặn trước.
Một ví dụ khác về việc sử dụng nitơ trong ngành công nghiệp thực phẩm là cho các con lăn chần và máy nghiền phản lực. Chúng được sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Quá trình nghiền trong sản xuất bột mì, ca cao và các loại thực phẩm khô, dạng bụi khác có thể dẫn đến cháy và nổ. Điều này đặc biệt đúng khi kết hợp với nhiệt ma sát và oxy. Sử dụng nitơ làm khí trơ có thể ngăn chặn các vụ cháy, nổ như vậy.
Nito dùng trong sản xuất điện tử
Các nhà sản xuất điện tử có thể giảm chi phí vận hành trong sản xuất bằng cách sử dụng nitơ tạo ra trong nhà.
Các cụm điện tử thường được sản xuất bằng cách sử dụng quy trình hàn sóng, hàn chọn lọc và hàn lại. Một bầu không khí che chắn bao gồm nitơ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Về vấn đề này, việc sử dụng nitơ là cần thiết để sản xuất các mối hàn chất lượng cao. Nitơ cung cấp một môi trường thích hợp để ngăn chặn quá trình oxy hóa. Do đó, tránh được các ảnh hưởng xấu của oxy đối với quá trình hàn. Ví dụ, điều này ngăn chặn sự hình thành tạp chất và giảm tiêu thụ chất hàn và thông lượng. Chất lượng hàn được cải thiện là kết quả cũng như giảm nhu cầu làm lại và sửa chữa (ví dụ: râu có thể dẫn đến đoản mạch trên bảng mạch). Hơn nữa, các nhà sản xuất thiết bị điện tử hiện nay chỉ sử dụng chất hàn không chì. Lý do cho điều này là sự ra đời của chỉ thị EU hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử (RoHS – Restrict of Hazardous Substances). Quá trình xử lý các chất hàn không chì như vậy đòi hỏi phải sử dụng nitơ làm khí bảo vệ trong quá trình sản xuất.
Nito dùng để phòng cháy trong khai thác mỏ và hầm ngầm
Nồng độ cao của khí mỏ và bụi khô có thể dẫn đến các đám cháy tự phát dưới lòng đất. Ví dụ, để giảm thiểu rủi ro này, các phần của đường hầm không có nhân viên thực hiện được phủ nitơ. Việc giảm hàm lượng ôxy càng khiến cho các vụ cháy nổ khó xảy ra hơn. Hơn nữa, một thực tế phổ biến là dập tắt các đám cháy bùng phát trong quá trình khai thác hoặc đào hầm bằng cách làm trơ nhanh chóng với nitơ.
Nito dùng trong ngày công nghiệp hóa chất và dược phẩm
Nitơ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Làm sạch, làm sạch và phòng chống cháy nổ chỉ là một số ví dụ. Ví dụ, nitơ được sử dụng trong các nhà máy phản lực, trong đó các sản phẩm dược phẩm được nghiền và nghiền. Trong bối cảnh này, áp suất được sử dụng để ép khí vào máy nghiền ở tốc độ cao. Các vật liệu lưu thông trong máy nghiền va chạm với thành máy và với nhau. Quá trình này làm cho các vật liệu phân hủy thành các hạt siêu mịn. Việc sử dụng nitơ làm khí nghiền và đồng thời làm khí trơ ngăn chặn hiệu quả các vụ nổ trong bầu không khí có nhiều bụi.
Trôi bằng nitơ cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc tẩy trắng các thùng chứa và sản xuất bằng nitơ ngăn không cho các dược chất tiếp xúc với ôxy và hơi ẩm. Bằng cách này, tránh được các tương tác không mong muốn và phản ứng oxy hóa.
Sấy UV thường được sử dụng để tăng tốc độ khô và polyme hóa của sơn, sơn mài, nhựa và chất kết dính. Đèn UV đảm bảo quá trình làm khô và đóng rắn tiết kiệm thời gian về mặt này. Tiến hành quá trình này trong môi trường nitơ nhân tạo có nhiều ưu điểm. Điều này làm giảm việc sử dụng các chất quang hóa đắt tiền (hóa chất xử lý bức xạ) và cũng kéo dài tuổi thọ của đèn UV được sử dụng.
Việc tái tạo các bộ lọc AC bão hòa, được sử dụng để làm sạch mùi hoặc thuốc nhuộm từ chất lỏng và khí, cũng có thể được kích hoạt với nitơ.
Nitơ được sử dụng để trộn trong các máy trộn có liên quan đến các quá trình hóa học và dược phẩm khác nhau. Mục đích là để ngăn ngừa cháy nổ. Hơn nữa, một loạt các ứng dụng khác, chẳng hạn như thấm nitơ, khử nitơ và tái tạo chất xúc tác, được hỗ trợ bởi việc sử dụng nitơ.
Nito dùng trong quá trình hàn nóng chảy
Hàn hồ quang được che chắn bằng khí được thực hiện trong môi trường nhân tạo với nitơ là khí che chắn. Về vấn đề này, mục đích là bảo vệ hồ quang và hồ nóng chảy khỏi oxy có trong khí quyển tự nhiên. Các phản ứng hóa học không mong muốn với oxy mà bạn muốn ngăn chặn bao gồm ăn mòn và đốt cháy. Bảo vệ khí chất lượng cao bao gồm nitơ là rất quan trọng, đặc biệt là để duy trì chất lượng sản phẩm của thép, nhôm, magiê hoặc titan. Môi trường không đủ bảo vệ về mặt này có thể dẫn đến thay đổi màu sắc, lỗ rỗng hoặc rỉ sét.
Ngoài việc sử dụng như một loại khí bảo vệ, nitơ còn được sử dụng như một loại khí phụ giúp cải thiện chất lượng của đường hàn và độ ổn định của hồ quang.
Cách để thu khí Nito
Nếu một ứng dụng yêu cầu sử dụng ni-tơ, có ba cách chính để thu được khí ni-tơ. Một là thuê bình ni-tơ từ nhà cung cấp, hai là khí ni-tơ được phân phối trong bình chứa áp suất cao, cuối cùng là tự tạo ra ni-tơ bằng cách tận dụng từ nguồn khí nén của nhà máy. Việc mua hoặc thuê khí ni-tơ rất bất tiện và có thể trở nên tốn kém, không hiệu quả.
Vì nhiều lý do, có nhiều doanh nghiệp đã quyết điịnh tự sản xuất ni-tơ nhờ máy sản xuất khí Nito , với khả năng kiểm soát lưu lượng, áp suất và độ tinh khiết cho từng ứng dụng nhất định. Các lợi ích khác bao gồm giá cả ổn định, không tốn chi phí vận chuyển và thời gian, chất lượng khí luôn được đảm bảo.
Trường Thịnh Technology cung cấp các giải pháp sản xuất khí ni tơ tại chỗ hiệu quả, chất lượng và uy tín. Để tìm hiểu kỹ hơn về Giải Pháp Sản Xuất Khí Ni tơ, mời bạn tham khảo thêm. tại đây —>
Như những nhận định trước đây, nhiều người vẫn cho rằng sản xuất thủ công truyền thống thì các sản phẩm sẽ thẩm mỹ và có giá trị hơn. Tuy nhiên với xu hướng công nghiệp hiện đại ngày nay, nhu cầu về đóng gói bao bì vừa nhanh vừa đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhận định trên sẽ không hoàn toàn phù hợp.
Ưu điểm của máy đóng gói tự động
Hãy cùng Trường Thịnh Technology tham khảo qua một vài ưu điểm của thế hệ máy đóng gói tự động cao cấp:
Máy đóng gói tự động cho năng suất sản xuất cao hơn hẳn so với phương pháp đóng bao bì thủ công.
Dễ dàng phát hiện thừa, thiếu sản phẩm, giúp tiết kiệm bao bì, màng film.
Tiết kiệm chi phí nhân công tối ưu chi phí sản xuất, một máy đóng gói tự động có công suất gấp nhiều lần người thường, và cũng chỉ tốn từ 1 đến 2 người vận hành.
Bao bì đa dạng với nhiều kiểu đóng gói đẹp, hiện đại nhưng vẫn rất bền, chắc, bảo quản sản phẩm bên trong tốt hơn.
Chất lượng và giá trị sản phẩm sẽ được tăng lên. Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đăng ký thương hiệu, đăng ký tham gia OCOP và có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dễ dàng hơn.
Máy đóng gói tự động dùng cân định lượng để cân – đo – đong – đếm hoàn toàn tự động và vô cùng chính xác, sai số rất thấp (Chỉ 0.2 – 0.5%).
Hệ thống điều khiển dễ dàng vận hành và kiểm soát hoạt động liên tục, máy có khả năng phát hiện lỗi, báo lỗi hoặc tự sửa lỗi. Giúp giảm thời gian ngưng sản xuất (Downtime)
Máy đóng gói ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau
Những câu hỏi thường gặp khi cần đầu tư máy đóng gói tự động
Trên thực tế sẽ có những thắc mắc phổ biến mà đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhỏ hay hộ sản xuất gia đình vẫn hay bận tâm trước vấn đề có/ không việc nên đầu tư tự động hóa sản xuất.
1. Có nên đầu tư máy đóng gói tự động khi sản lượng sản xuất thấp
Đối với những công ty sản xuất nhỏ, có năng suất thấp, thường nghĩ rằng máy đóng gói cao cấp thì sản lượng hàng giờ đạt tới hơn 1000 sản phẩm, so với công suất của doanh nghiệp hiện tại chỉ cần khoảng 200 sản phẩm/ giờ. Hoặc máy chỉ đóng gói được những sản phẩm, bao bì cỡ lớn. Thì việc đầu tư máy hiện đại là chưa cần.
Tuy nhiên, Ở Trường Thịnh Technology có rất nhiều giải pháp đóng gói sản phẩm từ sơ cấp đến thứ cấp, công suất hoạt động cũng khá linh hoạt tùy vào model của máy cũng như nhu cầu của Quý khách hàng. Dải trọng lượng của máy rất rộng, từ: 100g, 500g, 1Kg, 2,5Kg, 5Kg, 10Kg, 25Kg, 50Kg, … phù hợp với đa số những sản phẩm cần đóng gói trên thị trường hiện nay.
2. Loại máy nào là phù hợp với doanh nghiệp
Máy đóng gói tự động hiện nay được ứng dụng rộng rãi với nhiều mẫu mã và công năng khác nhau để đáp ứng cho nhiều ngành nghề phổ biến như: đóng gói nông sản, cà phê hạt tươi, cà phê bột hòa tan, thực phẩm, đóng gói bánh kẹo, đóng gói thủy sản đông lạnh, đóng gói các loại hạt và bột, …
Bên cạnh đó, máy đóng gói còn được phân loại theo chức năng như:
Máy đóng gói dạng đứng: phù hợp sản phẩm dạng bột, hạt, dạng lỏng.
Máy đóng gói ngang: phù hợp sản phẩm hình khối, sản phẩm trên khay, đóng lốc nhiều sản phẩm.
Máy đóng gói hút chân không: phù hợp sản phẩm dạng bột, hạt.
Máy đóng gói bọc màng co: phù hợp sản phẩm hình khối như ly mì ăn liền, chai nước giải khát, co lốc nhiều sản phẩm.
3. Máy móc với công nghệ hiện đại liệu có khó sử dụng?
Và thêm 1 câu hỏi nữa về vấn đề ứng dụng những công nghệ mới, vì được cho là công nghệ mới sẽ mang đến rắc rối, phức tạp, khó điều khiển, vận hành hay bảo trì khi gặp sự cố.
Quý doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm, các loại máy đóng gói tự động hiện đại của Trường Thịnh cung cấp đều dễ dàng vận hành và tối ưu giao diện điều khiển cho người dùng…
Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng của Trường Thịnh luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng khi cần tư vấn, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị cũng như hỗ trợ sau khi bàn giao. Mọi sản phẩm luôn được Chúng tôi bảo hành và hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng tận nơi.
4. Mua máy đóng gói tự động ở đâu?
Trường Thịnh Technology tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp máy đóng gói tự động chất lượng và uy tín trên thị trường hiện nay.
Đặc biệt với các dòng máy đóng gói tự động, Trường Thịnh Technology đã đầu tư nhiều thời gian, nhân lực để thử nghiệm liên tục, tìm kiếm những đối tác chiến lược uy tín trong ngành thiết bị đóng gói từ châu Âu đến châu Á…
Mọi thiết bị trước khi chuyển giao đến khách hàng luôn được chúng tôi kiểm tra và thực nghiệm vận hành tốt nhất phù hợp nhất với sản phẩm Quý khách hàng đang kinh doanh. Phương châm của Trường Thịnh Technology là mang lại Lợi Ích và Thành Công đến Quý Khách hàng.
Máy đóng gói tự động do Trường Thịnh cung cấp là các dòng máy chính hãng. Đảm bảo đầy đủ thông số kỹ thuật cũng như chứng từ kinh doanh.
QÚY KHÁCH HÀNG CẦN TƯ VẤN GIẢI PHÁP ĐÓNG GÓI BAO BÌ TOÀN DIỆN VÀ UY TÍN?
Thông số đóng gói sản phẩm tùy biến theo đa dạng các nhu cầu bao bì của Quý khách hàng, để được tư vấn dòng máy phù hợp và chính xác với nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với Chúng tôi!
Bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy, nhà xưởng chuyên nghiệp
Nhà máy xí nghiệp lớn có số lượng máy móc và thiết bị rất nhiều với số lượng lớn, giá trị cao. Sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị hư hỏng và sự cố, nên chí phí cho sửa chữa và thay thế thiết bị là rất lớn. Nhưng việc thay thế sửa chữa sẽ mất thời gian làm gián đoạn quá trình sản xuất gây tổn thất không nhỏ. Vì thế, bảo trì hệ thống điện công nghiệp nhà máy thường xuyên sẽ tránh khỏi những vấn đề này. Trường Thịnh Engineering & Technology là đơn vị uy tín, nhanh chóng cung cấp dịch vụ lắp đặt và bảo trì hệ thống cơ điện nhà xưởng trọn gói.
Dịch vụ kiểm tra – bảo trì và nâng cấp hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy
05 Lý do cần thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện công nghiệp
Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp là điều cần thiết, những lý do sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này
1. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy vận hành liên tục
Thật vậy, việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị điện trong nhà máy là điều cực kỳ cần thiết, giúp nhà máy vận hành liên tục, tránh gặp những sự cố sảy ra gây gián đoạn sản xuất vào những thời điểm nhạy cảm. Mặt khác, việc làm này còn phòng ngừa được những sự cố điện ngoài mong muốn sảy ra bất ngờ gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy tránh gặp những sự cố chập cháy
Như chúng ta đã biết, thiết bị nào hoạt động cũng có tuổi thọ và vòng đời của nó, thiết bị điện công nghiệp cũng không là ngoại lệ. Ví dụ, các ACB, Aptomat, Contactor….có tuổi thọ từ 10.000 đến 15.000 lần đóng và ngắt. Vì vậy, khi hoạt động trong một thời gian dài, các tiếp điểm cơ khí bị bào mòn dần, làm cho hoạt động không còn tin cậy. Ngoài ra, việc nhà máy tiêu thụ điện theo thời gian sẽ tăng lên do các máy móc ngày càng cũ đi. Do đó, việc kiểm tra và thay thế các thiết bị điện là rất quan trọng, giúp nhà máy tránh được các nguy cơ quá tải, chập cháy do các thiết bị điện gây ra
3. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp giúp nhà máy tiết kiệm điện năng
Đầu tư nâng cấp và cải tiến hệ thống điện cũng là một phần việc phát sinh trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện. Tôi xin lấy ví dụ như sau:
Thời gian đầu tiên khi đầu tư nhà máy, chủ doanh nghiệp thường ít quan tâm đến từng thiết bị điện hay máy móc, bởi thời gian ban đầu phải tập chung cho việc xây dựng nhà máy để mau chóng đưa nhà máy vào hoạt đông.
Tuy nhiên, khi nhà máy đi vào hoạt động, bắt đầu các chi phí tăng lên, một trong số đó là các chi phí về năng lượng điện tiêu thụ đang để chủ doanh nghiệp phải quan tâm.
Qua đó, các thiết bị điện không cần hoạt động hết công suất, nhưng chúng vẫn phải chạy hết công suất. Nắm được điều này, chúng ta cần cải tiến hệ thống điện, một số công việc đó phải kể đến là việc rà soát lại toàn bộ các động cơ điện và lắp đặt biến tần cho chúng, nhằm tiết kiểm điện hơn. Đồng thời nâng cấp thêm các hệ thống cảm biến và đồng hồ đo để kiểm soát năng lượng.
4. Tránh được các khoản phạt từ điện lực
Bảo trì, bảo dưỡng, đo đếm hệ số cos phi của nhà máy cũng là một công việc cần thực hiện định kỳ 3 tháng 1 lần. Bởi, theo thời gian các tham số của tụ bù, hoặc nhà máy nâng cấp thêm nhiều máy móc thì cos phi của nhà máy cũng từ đó mà thay đổi. Để không bị phạt cos phi từ công ty điện lực. Chúng tôi khuyên các nhà máy cần chủ động việc đo đếm cos phi nhà máy của mình trước khi bị điện lực phạt
5. Giảm chi phí do phải thay thế thiết bị
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện cho các nhà máy. Chúng tôi nhận thấy một điều rất quan trọng, các nhà máy thực hiện định kỳ các quy trình bảo dưỡng bảo trì phải trả ít tiền hơn cho chi phí phải thay thế thiết bị điện mới so với các nhà máy không có hoặc không bảo trì bảo dưỡng không đúng định.
Những lợi ích từ việc duy trì bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp
Với 5 lý do kể trên việc mỗi nhà máy cần phải có đội bảo trì, bảo dưỡng hoặc thuê ngoài dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp là cần thiết. Bởi chúng mang lại rất nhiều lợi ích như:
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
Tranh các khoản phạt không mong muốn từ điện lực
Không bị gián đoạn trong sản xuất
Tiết kiệm chi phí thay thế mới
Kéo dài tuổi thọ làm việc của các thiết bị
Những hạng mục công việc trong dịch vụ bảo trì hệ thống điện công nghiệp
1.Kiểm tra, theo dõi và ghi chép định kỳ tình trạng hoạt động của các thiết bị
2.Vệ sinh bụi bẩn các thiết bị điện, đảm bảo khả năng tản nhiệt và thông thoáng của các thiết bị điện
3.Tư vấn đầu tư, nâng cấp và cải tiến (nếu có) các thiết bị điện hết tuổi thọ làm việc hoặc làm việc không tin cậy
4.Đánh dấu các đầu dây đi đến các thiết bị một cách rõ ràng, vẽ lại toàn bộ bản vẽ mạch điện điều khiển (nếu có) nhằm đảm bảo xử lý nhanh, chính xác mỗi khi có các sự cố sảy ra
5.Quy hoạch, phân tách lại các đường dây điện (nếu có). Đường dây điều khiển tách rời với đường dây điện động lực nhằm tránh sảy ra nhiễu tín hiệu
6.Sao lưu/sao chép lại toàn bộ các chương trình điều khiển của các máy móc (nếu có) đề phòng trường hợp thiết bị hỏng, làm mất chương trình
Quy trình thực hiện bảo dưỡng, bảo trị hệ thống điện công nghiệp:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng
Bước 2: Khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch bảo dưỡng, lên phương án sữa chữa ít tốn kém và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Bước 3: Báo giá chi phí dịch vụ.
Bước 4: Lập kế hoạch thời gian chi tiết trình khách hàng trước khi tiến hành công việc bảo trì
Bước 5: Thực hiện theo kế hoạch việc sữa chữa, bảo trì cho khách hàng.
Bước 6: Chạy thử nghiệm, báo cáo các nội dung đã tiến hành bão dưỡng, sữa chữa cho khách hàng
Bước 5: Bàn giao thiết bị khi sữa chữa, nghiệm thu và bảo hành cho khách hàng.
Quý Khách Hàng Có Nhu Cầu Tìm Đơn Vị Uy Tín – Chất Lượng – Nhanh Chóng Để Bảo Trì – Nâng Cấp Hệ Thống Điện Vui Lòng Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn!
Máy đóng gói HFFS là gì? (Horizontal Form Fill Seal)
Máy đóng gói dạng nằm ngang có thiết kế đa chức năng, khả năng tương thích cao nhất so với các loại máy đóng gói khác. Với hệ thống xả liệu khác nhau, nó có thể đóng gói các loại sản phẩm và vật liệu khác nhau và cung cấp độ chính xác tốt nhất bao gồm bột, chất lỏng, bột nhão, chất rắn, bàn, viên nang, v.v. Máy HFFS có thể giúp khách hàng không chỉ giảm chi phí lao động, chi phí vận hành, thời gian sản xuất mà còn tăng hiệu quả của chúng. Máy đóng gói HFFS có thể ứng dụng các loại bao bì khác nhau như bao 3 cạnh, 4 cạnh và bao đứng có hoặc không có hình dạng đặc biệt.
Máy đóng gói HFFS của chúng tôi có thể tránh được vấn đề về bụi nhưng các dòng khác thì không thể. Máy HFFS định hình tui trước sau đó sẽ nguyên liệu vào túi. Phễu hoặc vòi chiết rót sẽ được đưa vào túi trước khi chiết rót để tránh nguyên liệu hoặc bụi chạm vào khu vực niêm phong trên cùng của túi. Ngoài ra, Chúng tôi cũng có thiết kế vòi hút bụi để giúp thu gom bụi bay xung quanh miệng túi. Chất lượng đóng gói tốt hơn có nghĩa là thời hạn sử dụng sản phẩm dài hơn.
Các loại đầu rót, bao gồm:
Bộ nạp nguyên liệu bột trục vít dùng động cơ servo
Bộ nạp chất lỏng piston dùng động cơ servo
Chén định lượng cho sản phẩm dạng hạt
Hệ thống cân nhiều đầu
Bộ nạp liệu rung
Hệ thống nạp viên capsule/ tablet
Quy Trình Đóng Gói
Các Loại Túi
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật chọn lựa giải pháp máy đóng gói tối ưu nhất cho sản phẩm của bạn!
MÁY SẢN XUẤT KHÍ NI TƠ CÔNG NGHỆ PSA (Pressure Swing Adsorption)
Những điều cần biết về Khí nitơ
Khí Nitơ là loại khí công nghiệp được sử dụng thông dụng trong các nhà máy sản xuất. Khí Nitơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: Thực phẩm, Y tế, Dược phẩm, Điện tử,… Hiện nay các nhà máy sử dụng khí Nitơ từ 2 nguồn chính: Bình khí nitơ đóng sẵn và máy sản xuất khí nitơ.
Với bình khí nitơ đóng sẵn do các nhà cung cấp trên thị trường, ưu điểm đó là không tốn kém chi phí đầu tư cho máy móc, mua và sử dụng nhanh chóng, sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên, Nitơ đóng bình không bảo đảm tốt nhất về độ tinh của khíết của khí N2, cũng như về lâu dài nếu sử dụng thường xuyên thì chi phí sẽ cao hơn là đầu tư cho máy tạo khí nitơ. Với một máy sản xuất khí nitơ, Nhà máy có thể hoàn vốn sau 2-3 năm sử dụng, chủ động được nguồn cung và lưu lượng khí cần thiết, cũng như đạt được độ tinh khiiết của khí N2 cao và ổn định nhất.
Máy tạo khí nitơ là gì?
Máy tạo khí nitơ là một loại thiết bị máy móc hiện nay cũng đã không còn quá xa lạ với người dùng. Trường Thịnh Engineering & TEchnology xin được giới thiệu những thông tin cơ bản về máy tạo khí nitơ để Quý Khách hàng nắm bắt và ứng dụng cho nhu cầu của nhà máy. Trong không khí tự nhiên, tỉ lệ khí nitơ rất cao, chiếm đến 78% thể tích khí quyển. Máy tạo khí nitơ, máy sản xuất khí nitơ, máy nén khí nitơ, máy tạo nitơ… là những tên gọi khác nhau của cùng một cỗ máy có nhiệm vụ sản xuất -tạo ra khí nitơ phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau.
Ứng dụng của máy tạo khí ni tơ trong các ngành công nghiệp
Khí Ni tơ được sử dụng nhiều trong các ứng dụng công nghệ nhằm mục đích bảo quản các loại thực phẩm, dược phẩm và những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có thể ngăn cản và chống lại sự oxi hóa. Nó cũng đóng vai trò là hoạt chất làm lạnh phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác.
Nito cũng còn được các ngành sản xuất điện tử công nghệ cao ứng dụng rất nhiều trong việc chế tạo và bảo quản các linh kiện đắt tiền.
Trong ngành cơ khí và khai khoán chế tạo luyện kim, ni tơ được ứng dụng để sản xuất các loại thép không gỉ.
Khí ni tơ được bơm căng đáp ứng áp suất cho các lốp xe hơi và lốp bánh của máy bay.
Nó cũng được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị tản nhiệt cho nhiều loại đối tượng như làm mát ép xung chíp và nhiều loại bộ phận sinh nhiệt khác.
Trong ngành hàn kim loại và công nghệ hàn thì thay vì sử dụng heli là chất khí có giá thành rất cao thì người ta sử dụng nito có giá thành rẻ hơn mà hiệu quả không thua kém.
Nguyên tắc cốt lõi của công nghệ PSA- hấp thụ áp suất chuyển đổi.
Công nghệ Hấp thụ áp suất chuyển đổi (PSA) là một quy trình vận hành siêu sạch và sử dụng “nguyên liệu thô” duy nhất là không khí. Công nghệ PSA sử dụng nguồn nguyên liệu không khí ngay tại nơi đặt máy, tạo nên nguồn cung cấp khí nitơ tinh khiết cao liên tục không gián đoạn.
Hấp phụ áp suất chuyển đổi là một phát minh công nghệ được sử dụng để tách một hoặc một vài loại khí ra khỏi hỗn hợp, dựa trên đặc tính của vật liệu hấp phụ là hấp phụ một/một vài loại khí ở một áp suất cho trước và giải hấp khí đó ở áp suất thấp hơn nhất định. Quy trình công nghệ liên tục thay đổi qua lại giữa hai quá trình hấp phụ ở áp suất cao hơn và giải hấp ở áp suất thấp hơn, do vậy mà tên gọi của công nghệ có cụm từ “chuyển đổi”.
Tuổi thọ trung bình được sử dụng để tái sinh của rây phân tử, trong đó, trong trường hợp của nitơ, là một phân tử Sàng Carbon (CMS). Rây phân tử là hoàn toàn hồi phục và có tuổi thọ trên 40.000 giờ để hoạt động.
Để hiểu hơn về PSA, chúng ta cần biết về cấu trúc CMS.
Hạt carbon CMS
Phân tử cacbon CMS là một vật liệu đặc biệt có khả năng hấp thu không phân cực, hấp thu khí oxy và khí nitơ với tỉ lệ khác nhau. Khi cho một dòng khí lấy từ tự nhiên vào máy với một áp suất đủ lớn, Khí Oxi (Z=8) có số hiệu nguyên tử lớn hơn so với khí Nito (Z=7), do các lực hút điện từ tác động vào lớp vỏ electron nên làm cho kích thước của phân tử khí Nito lớn hơn so với kích thước của phân tử khí Oxi, các phân tử khí oxy sẽ đi vào lớp mao quản của bộ phận CMS với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với phân tử khí nitơ và bị hấp thụ, luồng khí còn lại qua CMS sẽ là một luồng khí giàu nitơ, được nén ở áp suất cao.
ALKIN COMPRESSORS được thành lập vào năm 1990 bởi Kỹ sư Erol Çiprut. Nhà máy sản xuất được thực hiện trên tổng diện tích 16.500 m² bao gồm khu vực khép kín 3.500 m² ở Menderes, Izmir. ALKIN COMPRESSORS là một trong những nhà sản xuất máy nén khí hàng đầu thế giới và Thổ Nhĩ Kỳ với các sản phẩm phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau, dịch vụ nhanh chóng và chất lượng cao, được công nhận trên thị trường trong nước và quốc tế và gia tăng xuất khẩu,
Chúng tôi tự hào nói rằng phần lớn sản lượng của chúng tôi được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ.
Công ty chúng tôi đang có những bước tiến mạnh mẽ hơn trên thị trường trong và ngoài nước với sản phẩm Máy nén khí công nghiệp chất lượng cao. Các khoản đầu tư cần thiết cho R&D và đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục trong giai đoạn sắp tới. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là cung cấp máy nén khí chất lượng cao cho các khách hàng quan trọng của mình mà còn cung cấp chương trình đào tạo và phát triển liên tục cho nhân viên của chúng tôi, những người có cả nền tảng về kỹ thuật và phi kỹ thuật. Với kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm của chúng tôi, các công ty của chúng tôi đã chứng tỏ được bản thân trên toàn thế giới, sẽ rất sẵn lòng phục vụ bạn với sự hiểu biết của họ về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
CÁC DÒNG SẢN PHẨM
ALKIN cung cấp các dòng sản phẩm Máy nén khí đa dạng:
Máy nén khí trục vít có dầu
Máy nén khí không dầu Oil-Free
Máy nén khí cao áp
Máy nâng áp
Máy nén khí trục vít Alkin
Máy nén khí trục vít được trang bị airend thay vì pít-tông. Không khí được nén bởi hai cánh quạt quay giữa hai thùy hướng ra ngoài. Airend được bơm dầu bao gồm torot với cấu hình xoắn ốc đồng lượng, vòng bi và vỏ được sản xuất bằng công nghệ hiện đại để mang lại hiệu suất tối đa. Nó được gọi là “vít” vì sự xuất hiện của các cánh quạt và nó là trái tim của máy nén.
Thông số Kỹ thuật:
Model
Capacity (m3/min)
Motor Power
Voltage -Phase
Air Input
Dimensions (cm)
7 Bar
10 Bar
13 Bar
kW
Hp
volt
inch
W
L
H
ALK-3
0,42
0,35
0,29
3
4
400/3
1/2″
50
75
62
ALK-3M
0,42
0,35
0,29
3
4
230/1
1/2″
50
75
62
ALK-4
0,58
0,46
0,4
4
5,5
400/3
1/2″
50
75
62
ALK-5,5
0,8
0,68
0,57
5,5
7,5
400/3
3/4″
64,3
81,8
86,5
ALK-7,5
1,1
0,9
0,7
7,5
10
400/3
3/4″
64,3
81,8
86,5
ALK-11
1,7
1,3
1,1
11
15
400/3
3/4″
64,3
81,8
86,5
ALK-15
2,5
2,1
1,75
15
20
400/3
1″
81
117
137
ALK-18,5
3,1
2,6
2,2
18,5
25
400/3
1″
81
117
137
ALK-22
3,6
3,1
2,75
22
30
400/3
1″
81
117
137
ALK-30
5,1
4,3
3,85
30
40
400/3
1 1/4″
89,5
133
170
ALK-37
6,3
5,2
4,3
37
50
400/3
1 1/2″
89,5
133
170
ALK-45
7
6,2
5,7
45
60
400/3
1 1/2″
89,5
133
170
ALK-55
9,6
8
7
55
75
400/3
2″
116,5
167
1800
ALK-75
12,3
10,7
8,8
75
100
400/3
2″
116,5
167
1800
Các tính năng nổi bật
Dây đai Poly V hình chữ L hiệu suất cao
Van an toàn
Động cơ điện hiệu suất cao
Rơle bảo vệ pha và động cơ
Hệ thống tách dầu đầy đủ hai giai đoạn với bộ tách kiểu ngâm
Cách âm chống cháy
Thiết kế tủ công thái học để dễ dàng truy cập và bảo trì